Điểm danh những nguyên nhân gây hôi miệng

Xem bản đầy đủ

Thủ phạm gây hôi miệng

Hôi miệng hay hơi thở có mùi hôi khó chịu là tình trạng thường gặp, hầu như ai cũng gặp phải, tuy nhiên mức độ nặng - nhẹ khác nhau. Có người mùi hôi miệng nhẹ không dễ phát hiện nhưng cũng có những người mùi hôi nồng nặc rất khó chịu.

 

Hơi thở có mùi hôi bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. (Ảnh: ST)

 

Việc hơi thở bốc mùi khó chịu khi nói chuyện không phải chỉ làm người bệnh tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến các mối quan hệ và công việc mà còn cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe, thậm chí là nhiều bệnh nghiêm trọng

 Nguyên nhân chính gây nên tình trạng hôi miệng 

Chăm sóc răng miệng kém

Nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng hôi miệng là việc đánh răng và vệ sinh khoang miệng không sạch. Sau khi ăn, thức ăn bị kẹt giữa răng và nướu, vi khuẩn sẽ xâm nhập gây nên mùi hôi như trứng thối, thậm chí như mùi phân.

Ngoài việc đánh răng đủ 2 lần/ngày với kem đánh răng chứa fluoride, nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ hết cặn thức ăn bám trêm kẽ răng, không quên vệ sinh cả vùng lưỡi và má để làm thật sạch khoang miệng và diệt hết vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.

 

Điều trị hôi miệng đơn giản, hiệu quả

 

Tại sao bạn nên dùng sản phẩm Thosamin để khử mùi hôi cơ thể?

  • Hiệu quả thấy rõ sau 1 tháng sử dụng
  • Trị hiệu quả tổng hợp: hôi nách, hôi miệng, hôi chân,....
  • Sản phẩm đã được đăng ký chất lượng và có giấy phép đầy đủ
  • Nguyên liệu nhập khẩu châu âu
  • Giá cả cực kỳ hợp lý
  • Vận chuyện tận nơi trên toàn quốc
  • Thanh toán tại nơi giao hàng hoặc chuyển khoản
  • Tư vấn nhiệt tình 24/7

 

Ăn kiêng quá mức, uống ít nước

Chế độ ăn kiêng ít carbs và nhiều chất đạm sẽ khiến cơ thể bị đốt cháy các chất béo để tạo năng lượng. Quá trình này khiến các chất thải được thoát ra ngoài qua đường hơi thở và qua đường nước tiểu.

Tình trạng mùi hôi này càng thêm trầm trọng khi bạn uống không đủ lượng nước, chất thải thải ra chậm và tình trạng hơi thở có mùi hôi càng kéo dài. Mặt khác, việc uống ít nước làm miệng khô, nước bọt không tiết ra đủ để làm ướt khoang miệng cũng làm hơi thở khó chịu hơn

Ăn các thức ăn có mùi

Nhiều loại thực phẩm góp phần làm hơi thở không mấy thơm tho bằng cách giải phòng lưu huỳnh, mùi của nó sẽ bám vào xung quanh khoang miệng ngay cả sau khi đánh răng. các thực phẩm trên phải kể đến tỏi, cá tanh, hành, đồ ăn cay,...

Thói quen hút thuốc, uống rượu bia

Người hút thuốc lá thường không nhận ra hơi thở mình có mùi hôi do khói thuốc làm giảm cảm giác, khả năng ngửi và nếm. Việc hút thuốc làm mất nước bọt khiến khoang miệng khô và tình trạng hôi miệng càng thêm trầm trọng hơn.

Cũng giống như hút thuốc, uống rượu, bia khiến miệng khô, lượng đường trong một vài loại rượu còn là môi trường lí tưởng cho vi khuẩn phát triển gây mùi hôi khó chịu.

Vấn đề sức khỏe của hệ tiêu hóa

Khi gặp các vấn đề như ợ nóng, trào ngược axit dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản, thức ăn trong dạ dày chưa được tiêu hóa hết sẽ thải ra khí thoát ra đường miệng và mùi bốc lên sẽ rất khó chịu.

Ngoài ra, khi bỗng dưng thấy hơi thở có mùi khó chịu mặc dù đã được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, loại trừ các thói quen trên thì rất có thể đấy là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh lý như tiểu đường, suy thận, sơ gan,...