Bệnh nấm da chân và phương pháp điều trị

Xem bản đầy đủ

Nhiễm nấm da chân và phương pháp điều trị

Nhiễm nấm da chân có thể gặp ở mọi độ tuổi, do các loại nấm khác nhau gây nên, thường ở những người làm việc hoặc sinh hoạt trong môi trường nóng ẩm, dùng chung vật dụng cá nhân như giày dép, khăn tắm, hay những người thường xuyên tiếp xúc với động vật bị nhiễm nấm da

 

 

Triệu chứng đầu tiên của bệnh là tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu, kèm theo tróc vảy hoặc bong tróc ở da. Lúc bệnh mới phát, xuất hiện các nốt da nổi nhẹ hình tròn hoặc bầu dục, màu đỏ nâu, sau đó lan dần thành từng mảng, có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ. 

Thường bệnh xuất hiện ở vùng kẽ ngón chân và mu bàn chân, gây ra tình trạng ngứa, phát ban, tróc vảy, nóng rát, phồng nhẹ da và có mùi mốc hoặc mùi hôi chân rất khó chịu.

 

Chữa hôi chân: https://khumuihoicothe.com/cach-khu-mui-hoi/1119-mua-thuoc-chua-hoi-chan-thosamin-o-dau-tai-ha-noi.html

 

Tại sao bạn nên dùng sản phẩm Thosamin để khử mùi hôi cơ thể?

  • Hiệu quả thấy rõ sau 1 tháng sử dụng
  • Trị hiệu quả tổng hợp: hôi nách, hôi miệng, hôi chân,....
  • Sản phẩm đã được đăng ký chất lượng và có giấy phép đầy đủ
  • Nguyên liệu nhập khẩu châu âu
  • Giá cả cực kỳ hợp lý
  • Vận chuyện tận nơi trên toàn quốc
  • Thanh toán tại nơi giao hàng hoặc chuyển khoản
  • Tư vấn nhiệt tình 24/7

 

Những người có da dầu hoặc thay đổi hoocmon như tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai,... hệ miễn dịch yếu đi cũng có nguy cơ nhiễm nấm da chân nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, những người thường xuyên phải mang giày tất, tạo môi trường nóng ẩm, ẩm ướt cho nấm phát triển.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm nấm da chân bao gồm: trẻ em dưới 15 tuổi; mang giày, tất chật, ẩm ướt; sống hoặc làm việc trong môi trường ẩm ướt, đông người, khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

Việc điều trị bệnh nấm da chân tùy thuộc vào tình trạng bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp:

  • Trường hợp bệnh nhẹ : Khi bệnh mới tái phát, chỉ nổi những mảng da nhỏ, có thể hơi đỏ và ngứa thì có thể chỉ cần sử dụng các loại thuốc không kê đơn như kem trị nấm hoặc thuốc mỡ bôi da và cần bôi duy trì trong vòng 7 ngày sau khi vùng da bị nhiễm nấm được chữa khỏi. Nhiễm nấm da chân sẽ không hết hẳn mà thuyên giảm dần sau từ 4-10 tuần bôi thuốc, tùy vào cơ địa của mỗi người.
  • Trường hợp bệnh nặng: Khi những mảng da gây ngứa đỏ, có vảy kèm sưng u và không có dấu hiệu thuyên giảm sau khoảng 2 tuần sử dụng thuốc không kê toa cần đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị. Lúc này, bác sĩ sẽ lấy một ít mẫu da nhỏ bị nhiễm nấm đề xét nghiệm, theo dõi dưới kính hiển vi phóng đại nhiều lần và phân tích phác đồ điều trị phù hợp.

Quá trình chữa nấm da chân không khó nhưng cần sự kiên nhẫn và tuân thủ thời gian dùng thuốc, tránh tình trạng phần tử nấm chưa diệt trừ hết và bệnh dễ tái phát nhiều lần. Mặt khác, việc bôi thuốc đều đặn sẽ giúp giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

Bên cạnh đó, duy trì những thói quen sau để hạn chế tình trạng bệnh: 

  • Giữ vệ sinh chân sạch sẽ, tắm gội hằng ngày
  • Trừ những lúc bắt buộc phải mang giày ra thì nên đi dép lê để bàn chân được thông thoáng
  • Chọn tất chất liệu cotton và giày đế có lỗ thông hơi để giữ chân khô ráo
  • Nên tránh những nơi đông người như nhà tắm công cộng 
  • Giữ vùng da chân bị nhiễm nấm được khô ráo, thoa thuốc theo đúng chỉ định
  • Không nên dùng chung giày tất